Nhà trường
Kế hoạch năm 2017-2018
KẾ HOẠCH, NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2017 - 2018
PHÒNG GD&ĐT PHONG ĐIỀN TRƯỜNG TH ĐÔNG HIỀN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Phong Hiền, ngày 28 tháng 9 năm 2017 |
KẾ HOẠCH, NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2017-2018
Căn cứ công văn hướng dẫn số 301/PGD&ĐT-CM ngày 18/9/2017 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018, trường TH Đông Hiền triển khai xây dựng kế hoạch nhiệm vụ năm học 2017-2018 như sau:
- A. NHIỆM VỤ CHUNG
Năm học 2017 - 2018 là năm học toàn ngành triển khai thực hiện Nghị quyết huyện Đảng bộ với tinh thần “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo” nhằm“ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế của đất nước”, nhà trường tập trung những nhiệm vụ sau:
1/ Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và gắn nhiệm vụ “Xây dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực”.
2/ Triển khai chỉ đạo tốt việc dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng, Tiếng Việt 1 công nghệ, Mĩ thuật đa phương tiện, hướng dẫn học tin học và đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống, duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.
3/ Tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng, hiệu quả trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Thực hiện công tác kiểm định chất lượng trường tiểu học và gắn công tác này với xây dựng, củng cố, phát triển trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
4/ Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và dạy học, chú trọng việc sử dụng các phần mềm trong quản lý trường học đạt hiệu quả.
B. NHIỆM VỤ CỤ THỂ, CHỈ TIÊU VÀ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
I/ Công tác huy động, duy trì số lượng:
1. Chỉ tiêu:
- Huy động số lượng theo kế hoạch được giao: 171/10 lớp, trong đó 6 tuổi: 36/2 lớp.
- Số lượng huy động đến ngày 05/9/2017: 167/10 lớp, trong đó lớp 1: 32/2 lớp, 6 tuổi: 32.
- Duy trì số lượng đến cuối năm: 167/167 đạt tỷ lệ 100%(trong đó lớp 1: 32 HS, lớp 2: 27 HS, lớp 3: 31 HS, lớp 4: 37 HS, lớp 5: 40 HS ).
2. Một số biện pháp duy trì số lượng:
- Làm tốt công tác“Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”.
- Làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền, địa phương cùng tham gia giáo dục con em đến trường.
- Kết hợp với hội cha mẹ học sinh, các đoàn thể trên địa bàn cùng tham gia vào việc huy động số lượng.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp, cán bộ quản lý phải xem đây là trách nhiệm nghĩa vụ của mình, để thường xuyên chăm lo sự có mặt của học sinh, nhất là sự có mặt hàng ngày. Ngoài ra mỗi một giáo viên cần phải có hình thức tổ chức dạy học hợp lý, kích thích học sinh tích cực học tập.
- Quan tâm giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
- Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, tổ chức có hiệu quả các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
II/ Chất lượng giáo dục toàn diện:
1.Công tác số lượng và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi:
Huy động 100% trẻ trong độ tuổi trên địa bàn đến lớp học, kể cả trẻ khuyết tật và duy trì đến cuối năm học 100%.
2. Công tác dạy – học:
2.1. Chất lượng Học lực:
a/ Yêu cầu:
- Học sinh tích cực, tự giác trong học tập, xây dựng được thói quen tự học, năng động, thích ứng với điều kiện, môi trường học tập chống hành vi gian lận đối phó.
- Nắm được nội dung kiến thức cơ bản của chương trình theo chuẩn kiến thức kỹ năng học sinh tiểu học, biết vận dụng vào thực tế.
- Ổn định chất lượng đại trà. Không có học sinh ngồi nhầm lớp.
- Phát hiện và bồi dưỡng học năng khiếu từng bộ môn, tập trung bồi dưỡng tạo điều kiện để các em tham gia, giao lưu các sân chơi trí tuệ đạt kết quả cao.
b /Chỉ tiêu:
Phấn đấu đến cuối năm:
- Quá trình học tập, hoạt động giáo dục của học sinh xếp loại:
- Hoàn thành và hoàn thành tốt: 164/ 165 em tỉ lệ 99,4%;
- Chưa hoàn thành: 01/165 em tỉ lệ 0,6%
- Có 02 học sinh lớp 2 thuộc diện khuyết tật không đánh giá (02/167).
- Mức độ hình thành và phát triển năng lực:
- Chỉ tiêu: 165/165 học sinh được dánh giá mức Tốt và Đạt, tỉ lệ 100%.
- Có 02 học sinh lớp 2 thuộc diện khuyết tật không đánh giá (02/167).
- Mức độ hình thành và phát triển phẩm chất:
- Chỉ tiêu: 165/165 học sinh được đánh giá mức Tốt và Đạt, tỉ lệ 100%.
- Có 02 học sinh lớp 2 thuộc diện khuyết tật không đánh giá (02/167).
- 100 % học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình bậc Tiểu học.
- Chỉ tiêu lên lớp toàn trường 99,4 %.
+ Các thành tích khác:
- 10/10 lớp được công nhận lớp có phong trào “Vở sạch - chữ đẹp” cấp trường. Các lớp tham gia triển lãm“Vở sạch - chữ đẹp” cấp huyện đạt giải 2-3 lớp. Có 8-10 em được công nhận viết chữ đẹp cấp huyện trong đó có 2-3 em đạt giải.
- Giao lưu học sinh giỏi lớp 5 môn Toán, tiếng Việt, tiếng Anh, Tin học và vẽ tranh trên máy vi tính đạt giải cấp huyện 3-4 em, cấp tỉnh 1-2 em.
c/ Biện pháp:
- Dạy học đầy đủ, chất lượng nội dung chương trình theo chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học ở bậc Tiểu học.
- Đổi mới phương pháp dạy học kết hợp với sử dụng trang thiết bị, phương tiện dạy học. Phát huy tác dụng của phòng nghe nhìn và thư viện giáo án điện tử trong việc đổi mới mới phương pháp dạy học tạo sự hứng thú, hấp dẫn cho học sinh. Tổ chức hoạt động và trò chơi môn Toán, Tiếng việt, TN-XH tạo điều kiện để học sinh tiếp thu bài nhẹ nhàng, hiệu quả.
Tổ chức học 2 buổi/ngày cho tất cả các lớp. Quản lý chặt chẽ việc dạy học các môn học tự chọn: Anh văn, Tin học.
- Tổ chức dạy học cho phù hợp với từng đối tượng. Trong đó, tập trung rèn đọc, rèn viết cho học sinh khối 2, phụ đạo môn Toán, Tiếng việt cho học sinh khối 5 để giải quyết vững chắc chất lượng toàn cấp. Phối hợp với các trường THCS trên địa bàn để bàn giao học sinh lớp 5 sau khi hoàn thành chương trình bậc Tiểu học.
- Giáo viên coi trọng việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu theo từng môn học của lớp mình, môn học mình phụ trách.
- Duy trì và phát huy phong trào “Rèn chữ - Giữ vở”.
- Tổ chức nghiêm túc các kỳ thi, quản lý các bài kiểm tra định kỳ, kịp thời điều chỉnh kế hoạch dạy học cho phù hợp từng giai đoạn.
- Liên hệ với PHHS quản lý giờ giấc học tập của học sinh, tạo điều kiện cho các em tham gia học tập tốt. Thông báo kịp thời kết quả học tập rèn luyện của học sinh để có biện pháp hỗ trợ phù hợp.
- Tạo điều kiện cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật hoà nhập cộng đồng, tạo điều kiện cho các em tự tin vào cuộc sống. Việc đánh giá cần coi trọng sự tiến bộ của học sinh.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa các hoạt động tập thể cho học sinh một cách tự nhiên, thiết thực.
- Phối hợp với PHHS huy động sự hỗ trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nhà trường, xây dựng quỹ khuyến học, làm tốt công tác thi đua khen thưởng để động viên phong trào học tập.
- Tham gia đầy đủ, có chất lượng các sân chơi trí tuệ do ngành tổ chức.
2.2. Mức độ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:
a/ Yêu cầu:
- Giáo dục biết vâng lời ông bà, cha mẹ, lễ phép tôn trọng mọi người, yêu thương giúp đỡ bạn bè. Biết phản đối việc làm sai trái, những hành vi xấu.
- Rèn luyện đạo đức và kỹ năng sống: Biết giữ gìn vệ sinh trường lớp, biết tự chăm sóc bản thân và thói quen vệ sinh cá nhân; biết tự chuẩn bị đồ dùng và sách vở học tập; biết tự học và từng bước thực hiện kỹ năng làm việc theo nhóm, đặt và trả lời câu hỏi trong hoạt động học tập và hoạt động ngoại khóa, mạnh dạn trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày.
- Bước đầu tìm hiểu các di tích văn hóa lịch sử của địa phương.
b/ Chỉ tiêu:
- 100% học sinh đạt các năng lực và phẩm chất của người học sinh.
c/ Biện pháp:
- Giáo dục cho học sinh hình thành và phát triển nhân cách thông qua việc thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy và lời dạy trong thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường. Thực hiện lồng ghép những mẫu chuyện và lời Bác Hồ trong giảng dạy các môn Lịch sử, Đạo đức, Tiếng việt và câu chuyện dưới cờ đầu tuần.
- Tổ chức dạy học có chất lượng nội dung chương trình môn Đạo đức chính khóa trong đó chú trọng thực hành, thường xuyên kiểm tra để rèn luyện thói quen thực hiện theo các mẫu hành vi đúng..
- Tổ chức các phong trào thi đua trong trường, lớp về việc thực hiện các quy định của người học sinh, biểu dương người tốt, việc tốt. Ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi xúc phạm thân thể và danh dự học sinh.
- Xây dựng đôi bạn cùng tiến tạo điều kiện để học sinh giúp đỡ lẫn nhau.
- GVCN thường xuyên liên lạc với PHHS để nắm bắt, uốn nắn những sai sót, phối hợp giáo dục.
- Phối hợp với hội PHHS và chính quyền địa phương quản lý tốt thời gian vui chơi của học sinh tránh hiện tượng la cà tụ tập tham gia trò chơi không lành mạnh.
- Tiếp tục thực hiện sáng tạo phong trào: “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Xây dựng 3 lớp học và 2 phòng chức năng thân thiện.
- Giữ vững các tiêu chuẩn của trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1
3/ Các hội thi học sinh tham gia trong năm học:
1. Triển lãm “Giữ vở sạch - viết chữ đẹp”, giao lưu học sinh “Viết chữ đẹp”
Cấp trường tháng 12/2016, cấp huyện tháng 1/2017.
2. Hội thi “Vẽ tranh trên máy vi tính” cấp huyện và tỉnh
Cấp trường tháng 1/2017. Thi ở huyện tháng 2/2017. Thi tỉnh tháng 3/2017
3. Tổ chức giao lưu Câu lạc bộ học sinh năng khiếu môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh và Tin học lớp 5
- Thời gian tổ chức huyện: tháng 03/2017
- Tham gia thi ở tỉnh: tháng 4/2017
III/ Công tác hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo dục thể chất:
a. Yêu cầu:
- Đẩy mạnh các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm khơi dậy trong thiếu nhi niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của Đảng, của dân tộc, Đoàn TNCS và Đội thiến niên tiền phong Hồ Chí Minh, về tình cảm của Bác Hồ đối với thiến nhi. Tăng cường hướng dẫn cho các em thực hiện tốt cuộc vận động “Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy” phong trào nghìn việc tốt giúp bạn đến trường gắn với việc thực hiện sáng tạo phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện-Học sinh tích cực” thu hút thiếu niên nhi đồng tham gia vào các hoạt động vui chơi lành mạnh và các hoạt động bổ ích gắn liền với hoạt động nhân đạo xã hội, nhằm góp phần nâng cao chất lượng toàn diện.
b/ Chỉ tiêu:
+ 100% đội viên và sao nhi đồng thực hiện tốt các nội dung đã đề ra.
+ 4/4 chi đội mạnh.
+ 6/6 sao nhi đồng chăm ngoan.
+ Tổ chức kết nạp đội mỗi năm 2 kỳ.
+ Phấn đấu đạt Liên Đội mạnh cấp Tỉnh.
c/ Biện pháp:
- Thực hiện chương trình hoạt động Đội và phong trào Thiếu nhi của Hội đồng đội, theo chủ đề:“Thiếu nhi Việt Nam thi đua làm theo 5 điều Bác Hồ dạy”
- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch năm học, cụ thể hóa quá trình hoạt động hàng tháng, hàng kỳ theo chương trình hoạt động đội.
- Phát huy vai trò tích cực chủ động của giáo viên tổng phụ trách, tạo điều kiện để GV tổng phụ trách tập huấn nghiệp vụ, tham gia hội thi TPT giỏi các cấp.
- Tiếp tục thực hiện chủ trương mỗi GVCN là một anh chị phụ trách Đội sao, tổ chức tập huấn công tác đội, sao cho anh chị phụ trách để phối hợp hoạt động tốt. Chỉ đạo sinh hoạt, Đội, sao, hoạt động của đội cờ đỏ hiệu quả.
- Đẩy mạnh và có sáng tạo phong trào thi đua: “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tập trung xây dựng trường lớp xanh-sạch-đẹp-an toàn, xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học.
- Phân công quản lý công tác vệ sinh theo từng khu vực cho từng nhóm học sinh, từng lớp, từng bộ phận trong nhà trường. Chăm lo trồng và chăm sóc cây, hoa, sắp xếp lớp học, chỗ làm việc gọn gàng, khoa học, hợp lý. Thường xuyên kiểm tra công tác vệ sinh cá nhân. Tạo điều kiện để học sinh trình bày sản phẩm tự làm và kết quả học tập của mình.
- Trang bị các điều kiện, các dụng cụ thể dục thể thao để học sinh luyện tập. Tổ chức múa hát sân trường, các trò chơi dân gian và các hoạt động tập thể một cách thường xuyên.
- Thành lập các câu lạc bộ học tập phù hợp với khả năng từng nhóm học sinh, tạo ra sân chơi lành mạnh trong nhà trường. Thực hiện mỗi đội viên là một tuyên truyền viên về “về trật tự an toàn giao thông”, “vệ sinh an toàn thực phẩm, nước sạch vệ sinh môi trường”.
- Vận động tất cả thiếu niên, nhi đồng tham gia các hoạt động nhân đạo như: mưa tăm tre, chổi đót giúp hội người mù, hưởng ứng các hoạt động nhân đạo do các cấp và ngành triển khai.
Kế hoạch được triển khai cụ thể theo chương trình như sau:
1/ Tổ chức ngày toàn dân đưa trẻ đến trường và tiến hành khai giảng năm học mới. Phát động phong trào thi đua: “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Triển khai tháng “An toàn giao thông”; triển khai phong trào kế hoạch nhỏ ( tháng 9/2017)
2/ Triển khai tháng quyền và bổn phận trẻ em; tổ chức Đại hội liên Đội Tổ chức tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng công tác Đội cho đội ngũ anh chị phụ trách các Chi đội và Sao nhi đồng (tháng 10/2017).
3. Tổ chức "Đêm hội Trăng rằm" nhân dịp Tết Trung thu vào tối 13/8 âm lịch.
4. Tổ chức thu gom “Kế hoạch nhỏ” của các Chi đội và Sao nhi đồng (1kg/HS).
5. Tổ chức Ngày hội “Thiếu nhi vui khoẻ - Tiến bước lên Đoàn”.(tháng 12/2017 và tháng 3/2018.
6. Tổ chức phong trào“Em yêu biển đảo quê hương”.
7. Tập luyện và tham gia Hội thi “Phụ trách sao giỏi” cấp huyện, năm học 2017 - 2018 (tháng 4/2018). Phấn đấu đạt tốp 3 của cụm và tốp 5 của huyện.
8.Tổ chức Ngày hội "Công nhận hoàn thành các chuyên hiệu rèn luyện đội viên" nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh. (Tháng 4/2018)
9. Tổ chức “Ngày Hội thiếu nhi Việt Nam” nhân dịp Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6.
10. Tổ chức Chương trình “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Thừa Thiên Huế”.
11. Làm sạch đẹp khuôn viên trường học, trồng và chăm sóc bồn hoa, cây cảnh. Tiếp tục triển khai đồng loạt hoạt động ra quân làm sạch đẹp nhà vệ sinh và khuôn viên trường học ở 2 cơ sở (5/8 đến 15/8/2018).
12. Tham gia các hoạt động của Hội đồng Đội huyện, cụm.
IV/ Công tác xây dựng đội ngũ, điều kiện để thực hiện nhiệm vụ năm học:
1/ Tình hình đội ngũ:
*Tổng số CBGV- NV: 22 người. Trong đó biên chế 22, hợp đồng 1
- Phân tích theo trình độ đào tạo
Đại học: 8; Cao đẳng: 12; Trung cấp: 1 Trình độ khác: 1
2/ Phân công đội ngũ:
- Căn cứ vào trình độ, năng lực chuyên môn điều kiện cá nhân, nhà trường phối hợp với công đoàn phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân đảm bảo tính công bằng khách quan, tạo điều kiện cho mỗi thành viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Biên chế đội ngũ thành 2 tổ chuyên môn và 1 tổ văn phòng:
+ Tổ Chuyên môn 1,2,3: Tổ trưởng cô Trần Thị Diệu; Tổ phó: cô Trương Thị Hằng
+ Tổ Chuyên môn 4,5: Tổ trưởng cô Võ Thị Kim Thảo; Tổ phó: cô Trần Thị Hường
+ Tổ Văn phòng: Tổ trưởng cô Hoàng Thị Thu Hà; Tổ phó cô Nguyễn Thị Cẩm Anh
3/Công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo,cán bộ quản lý:
a/ Yêu cầu:
- Mỗi một CBQL và giáo viên, nhân viên xây dựng kế hoạch tự học tự rèn, nâng cao ý thức trách nhiệm, nâng cao trình độ nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nhà giáo nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của toàn ngành giáo dục và xây dựng đội ngũ trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
b/ Tổ chức thực hiện:
- Tiếp tục thực hiện cuộc vận động về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” và Thực hiện sáng tạo phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện-Học sinh tích cực”.
b.1/ Đối với cán bộ quản lý:
- Căn cứ chuẩn kiến thức kỹ năng học sinh tiểu học để xây dựng kế hoạch dạy học. Tổ chức đánh giá xếp loại học sinh theo thông tư 22/2016/TT- BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.Căn cứ vào Chuẩn nghề nghiệp GVTH để đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên theo tiêu chí trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
- Thực hiện quy trình và chu trình kiểm định chất lượng cơ sở Giáo dục phổ thông theo quyết định số 83/2008/ QĐ-BGD&ĐT, ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Xây dựng kế hoạch, nội dung công tác sử dụng bộ máy cán bộ, giáo viên trong nhà trường thanh tra, kiểm tra các hoạt động chuyên môn và các hoạt động giáo dục khác thuộc trách nhiệm quản lý của mình. Các hoạt động thanh, kiểm tra được tiến hành thường xuyên công khai, dân chủ. Kết quả kiểm tra phải được ghi nhận bằng biên bản lưu trữ cho việc đánh giá thi đua, khen thưởng, kỷ luật. Hình thức kiểm tra kết hợp giữa kiểm tra toàn diện, chuyên đề; kiểm tra đột xuất và báo trước. Đảm bảo trong năm học có 4 giáo viên được kiểm tra toàn diện. Dự giờ đột xuất 1-2 tiết /GV/năm. Đồng thời kiểm tra đột xuất việc soạn bài, nhận xét học sinh…của giáo viên, việc quản lý hồ sơ sổ sách, tài chính, tài sản của 100% giáo viên, nhân viên trong đơn vị theo nhiệm vụ được giao.
- Đảm bảo “3 công khai” và “bốn kiểm tra” theo nội dung hướng dẫn và đổi mới cơ chế tài chính giáo dục đào tạo theo chỉ thị số 47/2008/CT-BGD&ĐT, ngày 3/8/2003 của Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tăng cường ứng dụng CNTT vào quản lý: phần mềm Pmis trong quản lý đội ngũ, phần mền PCGD trong quản lý hồ sơ phổ cập giáo dục Tiểu học, phần mềm Misa trong quản lý tài chính, phần mềm quản lý học tập trường Tiểu học. Đầu tư sử dụng phần mềm trong quản lý thư viện, lập, cập nhật quản lý các loại hồ sơ chặt chẽ theo quy định của ngành, sắp xếp khoa học hợp lý, quản lý, lưu trữ hồ sơ theo quy định.
- Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ quan trong trường học, xây dựng hệ thống chính trị, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường vững mạnh, xây dựng môi trường văn hóa, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học.
b.2/ Đối với giáo viên, nhân viên:
- Mỗi một CB-GV-NV đăng ký một nội dung làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao trong năm.
- Căn cứ vào chuẩn nghề nghiệp giáo viên, mỗi một cá nhân xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể phù hợp với nhiệm vụ được giao, tự học tự rèn nâng cao trình độ chuyên mônnghiệp vụ.
- Tham gia đầy đủ tích cực các Phong trào thi đua và các hội thi của ngành như: hội thi “ giáo viên dạy giỏi”… để rèn luyện tay nghề, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ,
- Ký cam kết thực hiện An toàn giao thông; thực hiện kế hoạch hóa gia đình và phòng tránh tệ nạn xã hội.
- Đảm bảo 100% CBGV thực hiện đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, vận dụng luật giáo dục và điều lệ trường TH vào việc thực hiện nhiệm vụ năm học.
b.3/ Một số quy định trong chuyên môn:
- Giáo viên lên lớp đảm bảo đủ bài soạn, những giáo viên được nhà trường duyệt soạn bài trên A4 phải phải có đủ giáo án trước 1 tuần đóng thành tập theo thời khóa biểu và chỉ sử dụng bản chính, không dùng bản phô tô.
- Bài soạn của giáo viên phải đáp ứng các yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học. việc điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với đối tượng học sinh trên cơ sở đảm bảo chương trình. Trong bài soạn phải thể hiện rõ kế hoạch dạy học cho từng nhóm đối tượng học sinh. Tuyệt đối không chấp nhận bài soạn chỉ ghi mục đề, số bài tập mà không ghi hệ thống câu hỏi, đáp án hoặc kết quả bài tập. Cuối năm, BGH thẩm định công nhận những giáo án có chất lượng để được sử dụng tiếp trong năm học sau.
- Mỗi giáo viên có ít nhất 6 tiết dạy tham gia hội giảng/năm, dự giờ ít nhất 18 tiết/năm.
- Mỗi giáo viên sử dụng tủ ĐDDH và treo tranh tại lớp, sắp xếp khoa học, sư phạm. Ngoài đồ dùng dạy học đồng bộ được trang cấp, mỗi giáo viên phải có đồ dùng dạy học tự làm phục vụ giảng dạy. Đồ dùng, phương tiện, tài liệu phục vụ dạy học mượn của phòng thư viện, thiết bị phải thực hiện đúng quy định trong mượn, bảo quản, sử dụng và trả khi kết thúc năm học.
- Việc ứng dụng CNTT vào dạy học: Sử dụng bộ giáo án điện tử đã được kiểm tra thẩm định công nhận để dạy học có hiệu quả. Ngoài ra mỗi giáo viên xây dựng ít nhất 5 giáo án điện tử thực hiện trong quá trình lên lớp, thao giảng.
- Thường xuyên nhận xét học sinh kịp thời, uốn nắn những sai sót, coi trọng sự tiến bộ của học sinh trong học tập và rèn luyện.Chú ý động viên học sinh một cách nhẹ nhàng, không gây áp lực căng thẳng cho học sinh, không đánh đập xúc phạm nhân cách hoặc phân biệt đối xử với học sinh. Tổ chức cho học sinh tham gia đầy đủ, có chất lượng các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Liên hệ chặt chẽ với PHHS để có biện pháp giáo dục phù hợp với các em.
- Quản lý chặt chẽ bài kiểm tra định kỳ, đánh giá chính xác chất lượng giáo dục.
Các hội thi giáo viên tham gia trong năm học:
1/ Thi giáo viên dạy giỏi cấp trường
Tổ chức thi giáo viên giỏi cấp trường tháng 10,11/2017( 100% giáo viên tham gia ) đảm bảo thời gian theo qui định và tổ chức tổng kết nhân kỉ niệm ngày NGVN 20/11.
2/ Thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện và cấp tỉnh
- Thi cấp huyện tháng 3/2017, cấp tỉnh tháng 4/2017. Phấn đấu có 2 - 3 giáo viên dạy giỏi cấp huyện.
Các tổ khối chuyên môn:
Hoạt động của tổ chuyên môn cần tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ và hiệu quả công tác dạy học:
- Tổ chức tập huấn vận dụng dạy học theo Phương pháp Bàn tay nặn bột, Mĩ thuật đa phương tiện, Tiếng Việt công nghệ giáo dục đối với lớp 1.
- Tiếp tục phát huy vai trò các nhóm trợ giúp linh hoạt trong nhà trường liên kết với chuyên môn cụm tạo điều kiện cho giáo viên lớp 1 và giáo viên các môn đặc thù trao đổi học hỏi kinh nghiệm và giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hình thức chuyên đề nhằm tháo gỡ khó khăn trong quá trình lên lớp. Các các chuyên đề tổ chuyên môn thực hiện trong năm học là:
TT |
Lớp thực hiện |
Thời gian thực hiện |
Tên chuyên đề
|
Giáo viên thực hiện |
1 |
GV Tin |
Tháng 11 |
Một số kĩ năng cơ bản giúp giáo viên ứng dụng có hiệu quả Microsoft Office 2007. |
Lê Thị Phương |
2 |
2,3 |
Tháng 2 |
Một số biện pháp nhằm giúp học sinh lớp 2, 3 viết tốt đoạn văn.
|
Trần Thị Thanh Nhàn Hoàng Thị Ngọc Anh |
- Quản lý việc thực hiện giờ giấc, quy chế chuyên môn, quy chế lao động của các thành viên trong tổ. Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn 2 lần/tháng. Tham gia đánh giá chất lượng giáo viên trong tổ theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học.
- Quy định hồ sơ chuyên môn thực hiện theo công văn số 207/PGD&ĐT, ngày 22 tháng 08 năm 2016 của Phòng GD&ĐT Phong Điền về việc Hướng dẫn các loại hồ sơ quản lý chuyên môn cấp tiểu học và THCS năm học 2016-2017
4/ Bộ phận thư viện, thiết bị:
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ sách giáo khoa và tài liệu cho giáo viên, động viên và khuyến khích giáo viên và học sinh đọc sách để hỗ trợ dạy học và xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường.
- Làm thẻ đọc, tổ chức cho học sinh đọc và mượn sách tham khảo của thư viện. Cập nhật phần mềm Thư viện.
- Phối hợp với liên đội xây dựng tủ sách Kim Đồng, sách giáo dục đạo đức sắp xếp theo chuyên đề, chủ điểm của năm học để hổ trợ tích cực cho hoạt động ngoài giờ lên lớp. Xây dựng tủ sách dùng chung, thực hiện chủ trương hỗ trợ SGK cho học sinh nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Đảm bảo tất cả học sinh có SGK phục vụ học tập.
- Kiểm tra rà soát bổ sung kịp thời thiết bị dạy học theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu của Bộ (thông tư 15/2009/TT –BGD&ĐT ngày 16/7/2009).
- Sử dụng có hiệu quả tủ đồ dùng dạy học tại lớp. Khai thác các nguồn lực để tăng cường thiết bị dạy học, thiết bị dạy học có yếu tố công nghệ thông tin. Quản lý và sử dụng có hiệu quả phòng nghe nhìn.
- Đảm bảo các nguyên tắc quản lý tài chính, tài sản trong quá trình hoạt động. Lập và quản lý tốt các hồ sơ quy định.
V/ XÂY DỰNG CÁC ĐOÀN THỂ TRONG NHÀ TRƯỜNG, XÂY DỰNG CSVC PHỤC VỤ DẠY HỌC
1/ Xây dựng các đoàn thể trong nhà trường:
- Phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường tổ chức tốt hội nghị Công đoàn cơ sở, đại hội Chi đoàn và Hội nghị cha mẹ học sinh.
- Xây dựng quy chế hoạt động phối hợp giữa Công đoàn và Nhà trường, quy chế dân chủ trong cơ quan trường học. Tổ chức giám sát thực hiện nghị quyết đã đề ra. Kịp thời giải quyết vướng mắc, xây dựng khối đoàn kết nội bộ.
- Phối hợp với hội PHHS và các tổ chức đoàn thể, các thôn đội trên địa bàn để thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
- Thông qua các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường giới thiệu các nhân tố tích cực cho Chi bộ đảng, phấn đấu trong năm có 1-2 quần chúng tích cực được kết nạp vào hàng ngũ của Đảng.
- Lập ban phòng chống bão lụt, xây dựng các phương án cụ thể nhằm ứng cứu khi có bão lụt, biến đổi khí hậu xảy ra.
- Giải quyết kịp thời về lương và các chế độ chính sách theo quy định hiện hành.
2/ Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học:
- Mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học theo thông tư 15/2009/TT –BGD&ĐT ngày 16/7/2009 của Bộ giáo dục và Đào tạo.
- Tham mưu với chính quyền địa phương đầu tư kinh phí làm hàng rào ở cơ sở 2 ( thôn Sơn Tùng )
- Tham mưu với Phòng giáo dục trang cấp cho trường: Bàn ghế phòng Hội đồng, 05 máy vi tính.
VI/ ĐĂNG KÝ DANH HIỆU THI ĐUA
* Tập thể:
- Tập thể lao động Xuất sắc.
- Công đoàn cơ sở vững mạnh đề nghị LĐLĐ huyện khen.
- Liên đội mạnh cấp Tỉnh.
* Cá nhân:
- 3 Chiến sĩ thi đua Cơ sở.
- 18 Lao động Tiên tiến.
- 1 nhân viên hoàn thành nhiệm vụ.
Với nhiệm vụ được đặt ra cho năm học mới là “ Đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục, Đào tạo ”, “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Phong trào“ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trường và Công đoàn kêu gọi mỗi một CB-GV-NV cần năng động, sáng tạo, khắc phục những khó khăn vươn lên hoàn thành tốt các chỉ tiêu đã đề ra, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2017 – 2018.
DUYỆT CỦA PHÒNG GD&ĐT TM. HỘI ĐỒNG SƯ PHẠM
TRƯỞNG PHÒNG HIỆU TRƯỞNG
Trương Thị Thiên Lý